• Bạn học giỏi toán thì có thể học kém môn văn
  • Bạn giỏi văn, sử, địa thì có thể kém toán
  • Bạn có thể kém văn, toán, sử, địa nhưng lại giỏi giáo dục công dân, giỏi ngoại ngữ.
  • Thậm chí có bạn tất cả những môn văn hóa đều kém nhưng lại cực xuất sắc trong các giờ thể dục hoặc vẽ được những bức tranh vô cùng sinh động không ai sánh bằng…

Mỗi chúng ta đều rất thông minh, chỉ có điều trí thông minh của mỗi người là khác nhau mà thôi. Albert Einstein đã từng nói “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng nó thật sự thấp kém”.

Mỗi người là một cá thể riêng biệt với những điều đặc biệt độc đáo riêng – và có trí thông minh khác nhau. Năm 1983, nhà tâm lý học Howard Gardner (ĐH Harvard) lần đầu tiên đã đưa ra lý thuyết Đa trí thông minh, đó là: Trí thông minh ngôn ngữ; Trí thông minh logic; Trí thông minh hình ảnh; Trí thông minh vận động; Trí thông minh giao tiếp xã hội; Trí thông minh âm nhạc; Trí thông minh nội tâm và Trí thông minh thiên nhiên.

Trong đó, trí thông minh giao tiếp xã hội là năng lực hiểu và làm việc với những người khác. Người có trí thông minh giao tiếp xã hội có khả năng cảm nhận và dễ chia sẻ với tâm trạng, tính cách, ý định và mong muốn của những người xung quanh. Họ cũng có thể rất giàu lòng trắc ẩn và đầy tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, hoặc là người có sức lôi cuốn với mọi người và tập thể. Họ còn có khả năng thấu hiểu người khác và từ đó nhìn ra viễn cảnh của thế giới bên ngoài bằng chính cặp mắt của những con người đó. Trong thực tế, họ rất tuyệt vời với vai trò của người môi giới, người hoà giải, giáo viên hoặc nhà tham vấn tâm lý…

Là một nhà tâm lý, công việc thường xuyên là làm việc với con người nên khả năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng tạo lập mối quan hệ, tạo lập niềm tin, sự gần gũi và cởi mở. Học viện Phụ nữ Việt Nam thấu hiểu được điều đó, nên ngay từ khi xây dựng chương trình Tâm lý học, Học viện đã xác định đi theo hướng ứng dụng. Sinh viên học tại học viện sẽ được chú trọng đến sự phát triển các kỹ năng, bao gồm cả kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kỹ năng công cụ (tin học, ngoại ngữ) và các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp.

Có thể nói mỗi môn học trong chương trình, nội dung thực hành đều được dành một thời lượng đáng kể, tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với việc xử lý, giải quyết các tình huống cuộc sống, giúp các em có thể hình dung về công việc tương lai. Chương trình học tập còn có rất những môn học chỉ trang bị kỹ năng như: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy… ngoài ra còn có thêm cả tuần học kỹ năng mềm để luôn cập nhật những kỹ năng mà sinh viên thấy cần thiết.

Chương trình tâm lý học với 2 chuyên ngành chuyên sâu là Tham vấn – trị liệuTâm lý ứng dụng trong hôn nhân, gia đình được Học viện đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành, thực tập. Học viện đã ký những bản ghi nhớ hợp tác với các cơ sở, các trung tâm, các doanh nghiệp… tạo một mạng lưới các cơ sở thực hành thực tập cho sinh viên. Ngay từ năm học thứ 2, sinh viên đã được đi kiến tập nghề nghiệp để quan sát, thâm nhập, nghiên cứu thực tế, tìm hiểu những hoạt động chuyên môn của một nhà tâm lý học ở cơ sở. Đến năm thứ tư, sinh viên chính thức được trải nghiệm một kỳ thực tập nghề nghiệp, được vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. Thông qua đó, các em có cơ hội được học, được làm, được cọ xát thật sự ở một vị trí công việc cụ thể. Đây là cơ hội để các em được tập làm nhà tâm lý, là cơ sở để các em phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Học viện Phụ nữ Việt Nam luôn nồng nhiệt chào đón những bạn yêu thích ngành Tâm lý học, những bạn muốn tạo cơ hội để giúp mình phát triển các loại trí thông minh, đặc biệt là trí thông minh giao tiếp xã hội.

Hãy đăng ký theo thông tin dưới đây nếu bạn muốn nhé:

Mã ngành Tâm lý học: 7310401

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01

Phương thức tuyển sinh: xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ), xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2020

✍️✍️HÌNH THỨC XÉT TUYỂN

ĐK online tại link: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfKmd8AH-Fw6RuIA-f6Og-AJSpJzQ1uFmqVeiKydfxjSvmiCg/viewform

Nộp HS trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện:
 Đ/c: Phòng Đào tạo, Học viện Phụ nữ Việt Nam, 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, HN
Tel:024.37751750; 0976.571126; 0826.228899