– Học viện Phụ nữ Việt Nam được thành lập từ năm nào? Học viện có thuộc hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập được thành lập theo Quyết định 1558/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Học viện là trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương được thành lập vào ngày 8/3/19060. 

Học viện Phụ nữ Việt Nam kỉ niệm 60 năm ngày truyền thống của HV

– Học viện Phụ nữ Việt Nam hiện đang đào tạo bao nhiêu ngành học?

Hiện nay, Học viện đang đào tạo 9 ngành cử nhân: Công tác xã hội; Giới & phát triển; Quản trị kinh doanh (Marketing; Thương mại điện tử; Tài chính & đầu tư; Tổ chức & nhân lực); Luật (Luật Hành chính; Luật Kinh tế; Luật Dân sự); Quản trị du lịch và lữ hành (Quản trị lữ hành; Quản trị khách sạn); Truyền thông đa phương tiện (Thiết kế đa phương tiện; Báo chí đa phương tiện); Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế quốc tế và Kinh tế đầu tư); Tâm lý học (Tham vấn – trị liệu; Tâm lý ứng dụng trong hôn nhân gia đình); Luật Kinh tế. Ngoài ra, Học viện còn đào tạo 2 ngành thạc sĩ Quản trị kinh doanh và Công tác xã hội.

Mức học phí của các ngành đào tạo chính quy? Lộ trình tăng học phí theo năm học của trường?

Mức học phí ngành ĐT chính quy của HV hiện đang thuộc top các trường ĐH công lập thu học phí thấp nhất từ 300-310.000/tín chỉ. Thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định 86 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí mỗi năm HV tăng học phí 1 lần và mức tăng không quá 10%.

– Cơ chế để đạt được học bổng, các loại học bổng mà sinh viên có thể nhận được khi theo học các tại HVPNVN? Điều kiện để giành được các suất học bổng tu nghiệp ở nước ngoài để theo học trong thời gian học ĐH hoặc sau khi kết thúc bậc đại học?

Mỗi loại học bổng có những cơ chế riêng để xét. Học bổng học tập cấp theo ký học thì sẽ ưu tiên xét điểm học tập và điểm rèn luyện; Học bổng thủ khoa cũng dựa trên điểm thi và điểm tích lũy 4 năm học; Học bổng của TW Hội Liên hiệp PN thì dành cho các bạn khó khăn biết vươn lên học tập hay các SV là người DTTS có thành tích học tập tốt…

Ngoài các chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên theo quy định của nhà nước như mọi trường đại học công lập khác (Chế độ hỗ trợ chi phí học tập; Chế độ hỗ trợ học tập, Chế độ trợ cấp xã hội; Sinh viên khuyết tật được nhận học bổng và Hỗ trợ kinh phí mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập��). Ngoài ra học viện đảm bảo các quy định về chế độ học bổng khuyến khích học tập các học kỳ; Học bổng dành cho thủ khoa đầu vào; thủ khoa đầu ra; Học bổng cho sinh viên đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh… Học bổng du học nước ngoài với các nước: Nga, Mỹ, Đài Loan, Australia…

– Kinh nghiệm đối với việc giành được gói học bổng?

Tìm hiểu kỹ – Đặt mục tiêu – Vẽ lộ trình phấn đấu – Quyết tâm thực hiện – Tìm kiếm trợ giúp (từ thầy cô, cộng đồng, internet…)

Sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam du học tại Nga

Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, học tập tại Học viện các bạn sinh viên sẽ có cơ hội được đào tạo, học hỏi các loại hình kỹ năng mềm nào?

 Hàng năm, học viện luôn dành quỹ thời gian ít nhất là 1 tuần để tổ chức tuần học kỹ năng mềm cho Sv nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết định hướng cho SV tham gia học tập, hoạt động đạt kết quả cao, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tham gia thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp, quản lý cuộc sống cá nhân. HV thường xuyên thay đổi linh hoạt chương trình đào tạo kỹ năng mềm theo từng ngành để trang bị kiến thức cho SV ở các lĩnh vực đào tạo. SV có quyền đăng ký tham gia các khóa kỹ năng mềm tùy theo nhu cầu (kỹ năng quản lý tài chính, quản lý thời gian, lãnh đạo, giao tiếp, giáo dục giới tính, nghiên cứu khoa học…). Ngoài tuần học kỹ năng do HV tổ chức cố định hàng năm trong chương trình học, SV còn thường xuyên được tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề với chuyên gia quốc tế, các hoạt động ngoại khóa của HV. Gần đây nhất, 100 nữ SV của học viện đã được lựa chọn để tham gia trình diễn tại sự kiện: Áo dài di sản Văn hóa VN do TW Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa TDTT tổ chức…

Hiện tại Học viện có bao nhiêu tổ, đội, nhóm cho sinh viên?

–  HV hiện có  9 CLB và tổ/đội/nhóm do Đoàn Thanh niên quản lý và mỗi ngành đang có ít nhất 1 CLB liên quan đến thực hành nghề nghiệp. Các CLB hoạt động sôi nổi trong các lĩnh vực tình nguyện, cộng đồng, văn hóa văn nghệ, thể thao, ngoại ngữ…

–  Mỗi khoa có câu lạc bộ riêng để học sinh trao đổi và học tập không?

Liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của từng ngành thì hiện tại, Học viện đang có CLB nghề Luật, CLB Vườn ươm doanh nhân, CLB nhiếp ảnh, CLB hành động vì bình đẳng giới và phát triển bền vững, CLB Tiếng Anh…Nếu em muốn thành lập 1 CLB hoạt động trong cộng đồng SV học viện thì hãy xây dựng một bản phác thảo rõ hơn về ý tưởng của mình để đề xuất đồng thời tìm kiếm các nhân tố có chung chí hướng để hiện thực hóa ý tưởng nhé. Học viện PNVN luôn chờ đợi và tạo điều kiện cho các bạn SV phát huy tối đa năng lực của bản thân.

– Có câu lạc bộ nào các bạn nam có thể tham gia được không?

Tất cả các CLB của HV đều không phân biệt giới tính. Đối với các bạn nam của HV thường tham gia đội TN tình nguyện để đi theo tiếng gọi của cộng đồng trên mọi miền đất nước, đội thanh niên xung kích để tham gia gìn giữ trật tự, CLB Tiếng Anh, CLB Võ thuật, CLB Bóng rổ, Bóng đá, Cầu lông…Nhưng như mình thấy các bạn nam yêu thích và có năng khiếu nghệ thuật thì hoàn toàn có thể tham gia Đội Văn nghệ tiên phong…

Một số CLB của Học viện

Học viện có tổ chức các cuộc thi cho sinh viên hàng năm không? Cụ thể là các cuộc thi nào?

– Hàng năm SV của HV được tham gia các cuộc thi do HV, TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức (Sinh viên thanh lịch; Tiếng hát SV…) Ngoài ra, SV còn được tham gia các cuộc thi do HV phối hợp với các tổ chức, trường ĐH nước ngoài tổ chức như: Ý tưởng kinh doanh sáng tạo Genesis; Các cuộc thi tìm hiểu về Giới phối hợp với tổ chức UN Women; Các cuộc thi thiết kế truyền thông phối hợp với Đài TH Việt Nam, các công ty truyền thông…

Sinh viên có được tham gia các cuộc thi bên ngoài trường không? Nếu tham gia thì trường có hỗ trợ gì không?

Ngoài các cuộc thi do HV tổ chức, hàng năm HV luôn tìm kiếm và giới thiệu đến SV các cuộc thi phù hợp để các em đăng ký tham gia tranh tài như Hoa khôi Sinh viên; Mr&Miss – Gương mặt sinh viên; Hoa khôi thủ đô; Người đẹp hoa ban; Hoa hậu bản sắc Việt toàn cầu…Các em đều nhận được sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần của thầy cô và các bạn Sv  Học viện.

Ngoài các hoạt động của tổ đội nhóm, Học viện có các hoạt động nào bên ngoài để sinh viên được trải nghiệm?

Ngoài các hoạt động tổ, đội, nhóm, HV thường xuyên kết nối với các tổ chức, đơn vị để đưa SV đến tham gia trải nghiệm tại các hoạt động cộng đồng ý nghĩa như Hưởng ứng ngày thế giới không khói thuốc; Ngày Quốc tế chống phân biệt, kỳ thị về giới… tham gia các cuộc thi thể thao, văn nghệ giao lưu giữa các cơ quan, đoàn thể và trường đại học.

Nhà trường có sinh viên khóa trước hỗ trợ cho các em tân sinh viên khi mới vào trường nhập học hay không?

Hàng năm, trước mỗi đợt đón tân SV nhập học, Đoàn thanh niên học viện luôn chủ động phân công cựu SV hỗ trợ đón tiếp, hướng dẫn, đưa đi tham quan cơ sở vật chất của HV. Ngoài ra, các tân SV còn được chào đón bằng các sự kiện như Đại nhạc hội chào tân SV hoặc các hoạt động cụ thể của từng CLB đón chào thành viên mới.

– Chương trình ngành đào tạo thể hiện các học phần thực hành, thực tập nghề nghiệp như thế nào?  Các hoạt động ngoại khoá có hỗ trợ gì không? Học viện có các hoạt động gì cụ thể cho sinh viên nhằm kết nối sinh viên với nhà tuyển dụng?

– Học viện đã xây dựng và điều chỉnh chương trình đảm bảo số lượng tiết học thực tế, thực hành và mời các chuyên gia chính là các nhà tuyển dụng trực tiếp trao đổi, giảng dạy cho sinh viên để các bạn hình dung rõ hơn về những yêu cầu trong tương lai đối với các vị trí việc làm. Học viện tăng cường ký kết hợp tác thỏa thuận với các đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước để kết nối cơ hội cho sinh viên. Để ngoài những giờ học trên lớp, SV được tham gia các hội thảo, tham quan thực tế,  thậm chí trực tiếp tham gia các cuộc thi do các công ty tổ chức nhằm củng cố kiến thức chuyên ngành và tìm hiểu thêm về yêu cầu thực tế lĩnh vực liên quan. Đó là những hành trang để các em tích lũy dần cho hành trình tương lai của mình.

Sinh viên theo học tại Học viện thường được tham gia đi thực tế, thực tập nghề nghiệp từ năm thứ mấy? Ngoài cơ hội thực tập trong nước nhà trường có các chương trình trao đổi sinh viên, thực tập tại nước ngoài không?

SV được đi thực tế, thực tập từ năm 2. Ngoài những cơ sở thực tập theo chuyên ngành trong nước thì các em còn có cơ hội tham gia thực tập được trả phí tại nước ngoài theo biên bản ký kết hợp tác giữa học viện và các đối tác nước ngoài. Thực tế, hàng năm học viện đều kết nối các cơ hội thực tế, thực tập nước ngoài cho Sv và các em phản hồi khá tốt. Một số em thực tập có trả phí tại Đài Loan còn hẹn khi trở về sẽ khao thầy cô nữa. Các em rất hài lòng với cơ hội được HV trao cho bởi quá trình thực tập tại nước ngoài đem đến cho các em nhiều trải nghiệm trong hành trình tự rèn luyện để trưởng thành.
Tỉ lệ sinh viên có việc làm những năm gần đây? Các chuyên ngành nào mà sinh viên tốt nghiệp ra trường có tỉ lệ việc làm cao nhất? Mức lương trung bình các em có thể nhận được?

Hàng năm HV đều liên hệ với cựu sinh viên để thực hiện khảo sát về việc làm. Gần đây nhất, để phục vụ cuộc khảo sát đánh giá ngoài đối với trường đại học (một trong những yêu cầu quan trọng của Bộ GD & ĐT về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đại học), Đoàn khảo sát đã chủ động liên hệ cựu SV của HV và thống kê tỉ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của SV là 50-70% tùy ngành học và năm học; Mức lương trung bình của SV sau khi tốt nghiệp dao động từ 7.1 – 8.3 triệu đồng/tháng.

Sinh viên Học viện trong ngày lễ tốt nghiệp

– Với chuyên môn và kỹ năng được học, các em có đủ khả năng để có thể làm thêm các ngành nghề khác ngoài chuyên môn nghiệp vụ được học hay không?

Với phương châm đào tạo lớp cử nhân vững vàng về kiến thức chuyên môn, thành thạo các kỹ năng, linh hoạt trong nhiều môi trường nên các em có thể tự hoạch định những hướng đi cho tương lai ngay khi ngồi trên ghế giảng đường. Những ý tưởng, kế hoạch của SV luôn được thầy cô cũng như các chuyên gia, đối tác của học viện  làm việc tại thị trường lao động đón nhận, góp ý và ủng hộ hết mình.Vì thế, đa phần SV học viện Phụ nữ VN đều đặt ra nhiều phương án sau khi tốt nghiệp để có tâm thế chủ động đối với nghề nghiệp tương lai của mình.
Ý kiến của các nhà tuyển dụng về sinh viên Học viện sau tốt nghiệp như thế nào? Có đáp ứng nhu cầu của họ không? Học viện đã có những cải tiến cụ thể như thế nào nhằm nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên?

SV khóa 1 của học viện tốt nghiệp năm 2017, kể từ đó đến nay nhà trường thường xuyên liên hệ với các nhà tuyển dụng nhận SV của HV vào làm việc. Đa số các nhà tuyển dụng phản hồi tốt về khả năng đáp ứng công việc của sinh viên. HV tăng cường tìm kiếm và ký kết hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu việc làm cho SV. Không ít cựu SV của học viện sau khi ra trường đã có được việc làm tốt, mức lương tương xứng tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Vd: Long Nhật khoa CTXH làm việc tại Sở LĐTB & XH; Minh Thu khoa CTKD làm Thư ký Chủ tịch HĐQT công ty bia rượu giải khát Habeco; Thùy An làm việc tại TT Phụ nữ & phát triển;SV ngành Giới làm việc tại các tổ chức phi chính phủ; các SV xuất sắc được giữ lại làm cán bộ HV và giới thiệu làm việc tại các trường đại học khác…

– KTX của học viện rất hiện đại có cả điều hòa, máy giăt, bình nóng lạnh, vệ sinh khép kín, đi lại bằng thang máy vậy chi phí có cao không?

Học viện hiện duy trì hai khu KTX đáp ứng theo nhu cầu của SV.

  • Nhà 3 tầng: tiêu chuẩn 10 người/phòng

+ Tiền phòng, tiền nước và phí vệ sinh: 250.000đ/người/tháng

  • Nhà 15 tầng: tiêu chuẩn 08 người/phòng

+ Tiền phòng, tiền nước, thang máy và phí vệ sinh: 550.000đ/người/tháng

 – Nếu đang học năm 1 tại trường đại học khác muốn chuyển sang học viện thì phải xét học bạ/điểm thi lại như các bạn thí sinh 2020 hay được chuyển trường?

Hàng năm, HV vẫn tiếp nhận các SV đang học tại các trường ĐH khác chuyển sang, em không cần xét điểm thi hay học bạ mà có thể thực hiện các thủ tục để chuyển trường. Vấn đề này có thể LH phòng Đào tạo(024. 37751750) sẽ được hướng dẫn chi tiết.

– Kinh nghiệm học tốt ở ĐH để thoát khỏi tình trạng nợ môn, không ra trường đúng hạn

Hãy thực hiện tốt 5 chiến thuật sau:

1- Chiến thuật “mưa dầm thấm lâu” (– Đọc hết giáo trình một lượt, đặc biệt đọc nhiều lần phần tóm tắt các chương. Đánh dấu lại những chỗ bạn chưa hiểu; – Khoanh tròn những khái niệm mới, ghi định nghĩa của chúng riêng ra một cuốn sổ tay, thậm chí học thuộc lòng; – Vẽ một sơ đồ tư duy thật lớn, tóm tắt tất cả các chương, các bài lên một tờ giấy lớn, mỗi môn một tờ. Đây là “bản đồ môn học”).

2- Đừng copy-paste, hãy copy-write ?( Đọc tài liệu tham khảo, đánh dấu lại các ý hay; Tự viết lại, trình bày lại theo ý hiểu của mình, có thể không hay như tài liệu gốc nhưng nó dễ hiểu, dễ nhớ; Kèm thêm nhận định, ý kiến riêng của mình; Chèn thêm biểu đồ, hình ảnh minh họa cho sinh động và làm cho tài liệu dày lên một cách tự nhiên)

3- Dành quyền dẫn dắt (lựa chọn cơ hội để nắm quyền: Nhóm trưởng: Cái này tuy khó, song sẽ luyện cho bạn cả một kho kỹ năng. Thậm chí là tất cả mọi kỹ năng, nếu như bạn có trong tay những nhóm viên lười biếng;  – Thuyết trình: Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn để lại dấu ấn với thầy cô, bạn bè. Đừng quên để lại email tại đây và nhận những; – Thư ký: Tổng hợp lại tài liệu từ mọi người, biên soạn, chỉnh sửa chúng trước khi nộp, thiết kế slide. Vị trí này giúp bạn rèn luyện tư duy tổng hợp, khả năng viết lách, con mắt thiết kế).

4- Đừng cầu toàn (khối lượng các môn học ở ĐH nhiều gấp nhiều lần so với bậc phổ thông vì vậy đừng cố để giỏi hết tất cả, hãy ưu tiên những môn quan trọng)

5- Quản lý thời gian hiệu quả (xác định mục tiêu trong từng giai đoạn -> lập kế hoạch, lập thời gian biểu và chủ động, nghiêm túc thực hiện nó)